6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Việt Nam lọt Top 12 quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất thế giới
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Hơn 18.000 lượt sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh tại 158 điểm thi tốt nghiệp
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, ngày 10.2, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền clip một phụ nữ ôm con khóc và cầu cứu cộng đồng mạng vì cho rằng mình bị móc túi trước cổng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2.Trong video, người phụ nữ cho biết khoảng 4 giờ 30 phút cùng ngày (10.2), chị dẫn con từ quê lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám bệnh. Khi ngồi chờ xe ngoài cổng bệnh viện thì có 2 người đến hỏi đường, đưa điện thoại cho nhìn vào một lúc thì chị... không biết gì nữa. Người phụ nữ cho biết bị 2 người dàn cảnh móc túi, mất hết số tiền 9,5 triệu đồng. Đây là số tiền mà chị mang theo để dành khám bệnh cho con.Đoạn video này đã nhận được sự quan tâm của người dùng mạng xã hội và người dân gần đó.Sau khi nắm thông tin, lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 đã chỉ đạo các bộ phận liên quan nhanh chóng phối hợp Công an P.Bến Nghé, Q.1 (TP.HCM) trích xuất camera an ninh, điều tra làm rõ. Đồng thời phía bệnh viện đã chủ động tìm hiểu thông tin bệnh nhi.Sau quá trình làm việc, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận được thông tin từ Công an P.Bến Nghé.Kết quả trích xuất camera của bệnh viện và các cơ sở kinh doanh xung quanh bệnh viện vào ngày 10.2 cho thấy, lúc 4 giờ 37 phút, người phụ nữ bế một em bé đi từ cổng số 4 vào Bệnh viện Nhi đồng 2.Đến 6 giờ 18 phút cùng ngày, 2 người sang đường ăn sáng rồi vào lại bệnh viện ở khu vực trước sảnh ngồi chờ khám. Đến 6 giờ 49 phút thì mở điện thoại livestream.Sau đó, cả 2 tiếp tục ở trong sảnh bệnh viện, đến 12 giờ 37 phút thì qua đường ăn trưa và 13 giờ 22 phút lại tiếp tục trở vào bệnh viện. Đến 14 giờ 8 phút ngày 10.2, người phụ nữ cùng em bé ra cổng số 5, bắt xe ôm công nghệ rời đi.Qua các chứng cứ như trên, Bệnh viện Nhi đồng 2 khẳng định "thông tin người phụ nữ chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật". Kết luận từ phía công an, "không có sự việc dàn cảnh móc túi trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như lời kể của người phụ nữ livestream".Bệnh viện Nhi đồng 2 kêu gọi người dùng mạng xã hội, người dân không tiếp tục chia sẻ clip này cũng như chuyển tiền vào số tài khoản do người phụ nữ đã cung cấp.Lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết thêm, bệnh viện có bố trí quầy chăm sóc khách hàng (thuộc Phòng Công tác xã hội) để sẵn sàng hỗ trợ phụ huynh khi trẻ đến bệnh viện thăm khám. Khi có nhu cầu trợ giúp, phụ huynh vui lòng liên hệ tại đây để nhân viên bệnh viện kịp thời hỗ trợ.Trao đổi thêm với PV Thanh Niên, đại diện Công an P.Bến Nghé xác nhân vẫn chưa tìm được người phụ nữ trong đoạn clip. Hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện là đầu mối tiếp nhận thông tin bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở bệnh viện. Với những thông tin đã qua xác minh, bệnh viện sẵn sàng làm cầu nối cùng quý nhà hảo tâm san sẻ yêu thương với bệnh nhi và gia đình.Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối, tiếp nhận lượng lớn bệnh nhi đến thăm khám mỗi ngày. Vì vậy, bệnh viện luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh nhi và phụ huynh đến thăm khám.
Lễ trao giải VBA Awards 2023 nhằm vinh danh, tri ân các cầu thủ, huấn luyện viên diễn ra vào ngày 13.10 tại TP.HCM với niềm vui lớn cho Nguyễn Huỳnh Phú Vinh của đội vô địch Saigon Heat khi được vinh danh ở hạng mục nội binh xuất sắc nhất.
An Giang: Không có chuyện 'TX.Tịnh Biên ngưng cung cấp nước 3 - 4 ngày liên tục'
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.